3 CHIẾN LƯỢC TẠO THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM

Tạo thương hiệu cho sản phẩm là một trong các phương pháp để xây dựng một thương hiệu thành công. Sản phẩm là thành quả mà doanh nghiệp tạo ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc tạo thương hiệu cho sản phẩm là vô cùng quan trọng. Cùng khám phá xem việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cần những gì?


Tạo thương hiệu cho sản phẩm là một trong các phương pháp để xây dựng một thương hiệu thành công

Tạo thương hiệu cho sản phẩm có bao nhiêu chiến lược 

Tạo thương hiệu cho sản phẩm là một trong loại hình thương hiệu phổ biến của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thì không thể thiếu sản phẩm của mình. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng là sản phẩm cốt lõi, chủ yếu của doanh nghiệp. Những sản phẩm mang lại doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp có thể coi là yếu tố để lựa chọn. 

Những tính năng hay đặc trưng của sản phẩm được chọn để tạo dựng thương hiệu cho nó. Ví dụ: bột giặt Tide – trắng sáng, sáng bóng – sunlight 


Chiến lược là yếu tố cốt lõi để xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp thành công

Để xây dựng thương hiệu thành công cho sản phẩm thì việc lựa chọn chiến lược cũng rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp hay tập đoàn sẽ lựa chọn các chiến lược khác nhau, phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.

Trong việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm, có 3 loại hình chiến lược phổ biến:
  • Chiến lược thương hiệu nguồn: chiến lược tên các sản phẩm đều gắn liền với thương hiệu mẹ. Một trong những tập đoàn sử dụng thương hiệu nguồn thành công là SONY. 
  • Chiến lược thương hiệu bảo trợ: Chiến lược này với mục tiêu là sự kết nối giữa doanh nghiệp với sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm sữa ÔNG THỌ của tập đoàn Vinamilk 
  • Chiến lược độc lập với thương hiệu mẹ. Những thương hiệu của sản phẩm không liên quan đến thương hiệu mẹ. Ví dụ: thương hiệu TIDE không liên quan đến thương hiệu của tập đòan P&G. 
Mỗi chiến lược thương hiệu trên đều có ưu – nhược điểm riêng. Tùy theo từng định hướng doanh nghiệp lựa chọn chiến lược thương hiệu phù hợp.

1. Chiến lược thương hiệu nguồn

Chiến lược thương hiệu nguồn là xây dựng một thương hiệu mẹ, thường là thương hiệu của công ty. Đặt tên các sản phẩm của doanh nghiệp có gắn tên thương hiệu mẹ. 

Một trong những điều kiện để áp dụng thương hiệu này là thương hiệu mẹ phải có chỗ đứng trên thị trường. Có sức ảnh hưởng lớn trong tâm lý người tiêu dùng. Thương hiệu mẹ thường là thương hiệu của doanh nghiệp. Những hình ảnh, cảm nhận trong tâm trí khách hàng bao quát. 

Ưu điểm:
  • Các sản phẩm trong doanh nghiệp khi được gắn tên thương hiệu mẹ được nhận được sự thu hút, quan tâm của khách hàng.
  • Sản phẩm theo chiến lược thương hiệu sản phẩm nguồn sẽ dễ dàng gia nhập thị trường. 
  • Nếu sản phẩm của thương hiệu này gây được tiếng vang thì các sản phẩm đi sau cũng được nhận được ủng hộ của khách hàng 
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm 
Nhược điểm:
  • Ảnh hưởng đến các sản phẩm khác nếu thương hiệu mẹ gặp vấn đề 
  • Ví dụ: Chắc bạn có nghe đến thương hiệu CHINSU. Cách đây vài năm, thương hiệu này phổ biến ở Việt Nam. Tất cả các sản phẩm đều mang tên CHINSU dù cho sản phẩm các loại khác nhau. Nhưng khi một sản phẩm gặp vấn đề, toàn bộ các sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. 
2. Chiến lược thương hiệu độc lập 

Chiến lược thương hiệu sản phẩm này hiệu đơn giản là thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp là không liên quan đến nhau. Mỗi dòng sản phẩm của doanh nghiệp được xây dựng theo hình ảnh khác nhau. 


Xây dựng thương hiệu

Mỗi dòng sản phẩm mang những đặc trưng riêng, nó dành cho một nhóm khách hàng đặc trưng. 

Ưu điểm:

Khi xảy ra sự cố về thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp không hề bị ảnh hưởng. 
Mỗi dòng sản phẩm được tạo thương hiệu riêng, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn trong việc phát triển, nâng cao doanh thu. 

Nhược điểm:

Chi phí để xây dựng từng dòng sản phẩm một là rất tốn kém

Việc quản trị các thương hiệu sản phẩm không hề đơn giản. 

3. Chiến lược thương hiệu bảo trợ 

Chiến lược thương hiệu bảo trợ khá giống với chiến lược thương hiệu nguồn. Tuy nhiên, tên của sản phẩm không có tên của doanh nghiệp hay công ty. Tuy nhiên, khi tạo thương hiệu cho sản phẩm, truyền thông gắn liền tên sản phẩm và doanh nghiệp với nhau. 


Thương hiệu công ty

Ưu điểm:

Sản phẩm mới này khi ra mắt thị trường sẽ được mọi người chú ý, vì thương hiệu của doanh nghiệp có ảnh hưởng một phần. Tuy nhiên, nó không nhận được nhiều thu hút như chiến lược thương hiệu nguồn.

Nhược điểm:

Nếu sản phẩm có vấn đề thì danh tiếng công ty sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên các sản phẩm khác của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng. 

3 chiến lược trong việc tạo thương hiệu cho sản phẩm sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt hơn. Mỗi chiến lược thương hiệu sản phẩm có ưu- nhược điểm riêng. Tùy theo định hướng phát triển, bạn nên lựa chọn thích hợp.

Đăng nhận xét