TỔNG QUAN MÔ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG 7P MARKETING MIX CHO DOANH NGHIỆP

Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực marketing hay dịch vụ, chắc hẳn bạn đã từng nhiều lần được nghe về khái niệm 7P marketing mix. Thế nhưng một điều đáng buồn hiện nay là mô hình 7P marketing mix không được một số marketer đánh giá cao. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và rất có thể sẽ khiến bạn bị rẽ sai hướng trên con đường xác định mục tiêu khách hàng cho doanh nghiệp.

I. 7P Marketing Mix là gì?

Trước khi đi vào các yếu tố của 7P trong marketing và thậm chí là để tránh việc nhầm lẫn giữa 4P, 4C và 7P trong marketing mix, bạn nên chú ý vào hình ảnh bên dưới:


Mô hình Marketing 7P – từ tầm nhìn đến thực tiễn quản trị
Marketing 7P bao gồm:

1. Sản phẩm (product):

Dù kinh doanh theo mô hình marketing 4P hay 7P thì sản phẩm luôn yếu tố đầu tiên và quan trọng trong hệ thống marketing mix. Các sản phẩm trong dịch vụ là vô hình, không tận mắt nhìn thấy và không thể trực tiếp sở hữu, cũng không thể tách rời mà nó là chuỗi hành động của bên cung cấp dịch vụ cho bên mua nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của họ (ngành du lịch hoặc các ngành công nghiệp giáo dục là một ví dụ điển hình). Vì vậy, hình thức marketing dịch vụ cần có mô hình tiếp thị riêng và khác biệt với sản phẩm cụ thể. Sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng là thước đo chất lượng của ngành dịch vụ, hãy so sánh dịch vụ của bạn có gì vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh để đẩy mạnh và khắc phục.

2. Chiến lược giá (price):

Giá mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo chi phí cho khách hàng. Giá cả ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.

3. Truyền thông (promotion):

Là quá trình thúc đẩy dịch vụ, bạn cần lựa chọn các kênh truyền thông để đưa dịch vụ của bạn tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng. Trong thế giới của digital marketing có các kênh tuyền thông sau:
Thiết kế website (dựa trên kinh nghiệm người dùng)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimization – SEO)
Hành động trả tiền cho mỗi nhấp chuột (Pay per click – PPC)
Tiếp thị trên mạng truyền thông xã hội (Social media marketing – SMM)
Tiếp thị qua email (Email marketing)
Quảng cáo mạng hiển thị (Display advertising)
Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)

4. Địa điểm (placement):

Lựa chọn lựa chọn địa điểm, kênh phân phối dịch vụ cũng quyết định sự thành công trong chiến thuật kinh doanh, ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận. Quyết định sản phẩm dịch vụ của bạn có dể dàng xâm nhập đúng vào thị trường mục tiêu nơi mà các khách hàng tiềm năng của bạn tồn tại nhiều nhất. Nếu bạn phân phối đúng kênh góp phần duy trì và phát triển lâu dài mối quan hệ với trung gian, khách hàng. 

5. Con người (people):

Yếu tố con người quyết định đến sự hành công trong chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Con người tạo ra dịch vụ và con người sử dụng dịch vụ. Tuyển chọn và đào tạo nhân sự luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đó phát triển. Nên yếu tố con người luôn đặt lên hàng đầu.

6. Quy trình (process):

Bản chất của dịch vụ là vô hình nên quá trình gắn kết các giai đoạn rất quan trọng. Một quy trình chặt chẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đưa dịch vụ đến tay khách hàng.

7. Môi trường dịch vụ (physical):

Là nơi cung cấp và tiếp xúc trao đổi dịch vụ giữa doanh nghiệp và khách hàng, thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

II. Phạm vi ứng dụng mô hình 7P marketing mix

Mô hình marketing 7P có thể được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên bằng sự cẩn trọng cần thiết đối với những lý thuyết mới, chúng tôi không mạnh dạn khẳng định mô hình “7P” có thể đáp ứng tất cả các dạng kiến thức vào thự tiễn, và trong phạm vi hạn hẹp của bài viết cũng không thể đặt ra tất cả những điều kiện cần của mô hình này. Mô hình “7P” chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của các cơ chế tạo độc quyền hoặc không lành mạnh (unfair trade).

Đăng nhận xét